Bỏ qua

Chương 9: Được tạo ra để tồn tại lâu dài (Made to last)

D. Làm cho mọi thứ có thể được sửa chữa dễ dàng

Không giống như một số sản phẩm được mà bạn thấy ngày nay dường như được tạo ra mà không cần nghĩ đến việc sửa chữa khi chúng bị hỏng, trước đây mọi thứ được chế tạo theo cách chúng có thể dễ dàng để sửa chữa nhất với ý thức rằng chúng có thể và sẽ bị hỏng. Trong thời đại mà con người chỉ phụ thuộc vào năng lượng mặt trời, logic kỳ quái về việc tạo ra sự thịnh vượng bằng cách vứt bỏ mọi thứ khi chúng hỏng không thể tồn tại. Việc tiếp tục sử dụng những đồ vật càng lâu càng tốt là có ý nghĩa kinh tế rõ ràng.

Ở thị trấn nơi tôi học cấp hai và cấp ba, có một cửa hàng bán những chiếc tủ có ngăn kéo làm bằng gỗ bào đồng (paulownia). Tuy nhiên, vì bán lẻ không phải là lĩnh vực kinh doanh chính nên cửa hàng đó có thể coi như một nhà xưởng. Và vì mặt tiền của nó mở ra hướng con phố chính của khu mua sắm địa phương nên rất dễ dàng để thấy hoạt động đang diễn ra bên trong. Tôi thường đi ngang qua cửa hàng này hàng ngày nên tôi biết rằng những người thợ thủ công ở đó không chỉ làm ra những chiếc rương mới mà còn dành nhiều thời gian để tân trang lại những chiếc rương cũ.

Bề mặt những chiếc tủ như vậy chuyển sang màu nâu đen do bồ hóng tích tụ qua nhiều năm, nhưng khi các công nhân bào nhẵn chúng, chỉ cần cạo một lượng gỗ nhỏ nhất, màu trắng tự nhiên của gỗ paulownia sẽ nổi lên như một lớp da mới. Điều này như thể một chiếc tủ mới cùng ngăn kéo đang được tái sinh trước mắt bạn. Thậm chí hiện nay, bạn có thể tìm thấy những chuyên gia phục chế đồ nội thất, những người sẽ khôi phục các tủ gỗ bào đồng. Không giống như đồ nội thất được sản xuất ngày nay, dường như được thiết kế có chủ ý để dễ bị hỏng, [trong khi] đồ nội thất truyền thống như tủ bằng gỗ bào đồng được sản xuất để tồn tại suốt đời và có thể được khôi phục lại tình trạng như cũ ngay cả sau nhiều thập kỉ sử dụng.

Trên thực tế, trước đây người ta thường sửa chữa bất cứ thứ gì, không chỉ những món đồ đắt tiền như tủ gỗ bào đồng. Ví dụ, những chiếc ô sẽ được sửa chữa nhiều lần. Ở thời đại mà những người thợ mộc có kinh nghiệm kiếm được mức lương hàng ngày là 500-600 mon, những chiếc ô có giá 200-300 mon, điều đó có nghĩa là mặc dù chúng không phải là những món đồ đặc biệt đắt tiền nhưng chúng vẫn không phải là thứ mà người ta sẽ vứt bỏ mà không quan tâm. Chúng được làm bằng tre và giấy, điều đó có nghĩa là dù chúng được làm chắc chắn đến đâu thì tuổi thọ của chúng cũng bị hạn chế, đặc biệt là do liên tục phải hứng chịu mưa gió. Loại giấy được sử dụng là loại giấy cứng của Nhật Bản được xử lý bằng tannin hồng và dầu gỗ, nhưng dù vậy, khi để lâu, nó sẽ ngày càng giòn và dễ bị rách.

Ngày nay, ô được làm từ kim loại, vải và nhựa, thậm chí loại rẻ nhất còn không sử dụng vải. Cho đến khoảng năm 1980, bạn có thể thấy những người thợ sửa ô với dụng cụ của họ đặt trên vỉa hè, miệt mài buôn bán, và vào thời điểm đó vẫn còn rất nhiều người tìm đến những nghệ nhân như vậy khi ô của họ bị hỏng. Tuy nhiên, ngày nay, xét theo số lượng ô mà bạn nhìn thấy trong số những đồ vật được vứt vào những ngày thu gom “rác không cháy” (non-combustible), nhiều người chỉ vứt đi khi chúng bị vỡ.

Không giống như thời kỳ thịnh vượng hiện nay, khi mua một chiếc ô vải và kim loại mới còn rẻ hơn so với việc sửa một chiếc ô bị hỏng, người dân ở thời Edo sẽ sử dụng ô bằng tre và giấy, giống như họ đã làm yukata, cho đến cuối vòng đời của sản phẩm.

Nếu giấy của chiếc ô bị rách do sử dụng lâu dài, mọi người sẽ nhờ thợ di động giúp sửa đèn lồng giấy dán lại chúng. Vì việc dán lại cả đèn lồng và ô về cơ bản đều có nguyên tắc giống nhau là dán giấy vào khung tre, nên những người bán đèn lồng giấy chắc cũng từng sửa ô. Điều này đã được chứng minh qua sự tồn tại của các hình minh họa cũ mô tả những người thợ sửa chữa đang sửa ô cũng như đèn lồng.

Với việc dán lại nhiều lần, một chiếc ô thời Edo có tuổi thọ đủ lâu để nó bắt đầu bị hao mòn ở các khu vực khác, các sợi chỉ giữ các nan lại với nhau hoặc bản thân các nan sẽ bị bong ra theo thời gian. Việc sửa chữa không hề dễ dàng trong nhiều trường hợp như vậy, nhưng mọi người vẫn không vứt những chiếc ô cũ đi mà thay vào đó bán chúng cho những người mua ô cũ, những người sẽ đi khắp các khu phố và rao "Ô ơi! Ô cũ ơi!"

Người ta sẽ mua ô cũ ở một trong ba mức giá tùy theo tình trạng. Tốt nhất là 12 mon, tiếp theo là 8 mon và 4 mon. Việc tăng giá 4 mon dường như được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán bằng đồng 4 mon vốn là tiền tệ thời đó.

Ngay cả người thời Edo cũng không thể nghĩ ra cách sử dụng nào khác ngoài việc làm củi cho những chiếc ô đã cũ và rách đến mức họ thậm chí không bán lấy 4 mon. Một hình minh họa trong một câu chuyện ma thời kỳ đó cho thấy một con ma ô đeo một chiếc guốc gỗ truyền thống, có lẽ gợi ý rằng mong muốn lớn nhất của một chiếc ô cũ là được sử dụng đủ lâu để trở thành ma.

Những người mua ô cũ sẽ bán sản phẩm của họ cho các thương gia bán buôn, những người thuê các nghệ nhân để loại bỏ giấy dầu (oil paper) còn sót lại và thay thế bất kỳ sợi chỉ và nan nào bị hỏng. Việc vứt bỏ đồ đạc ra ngoài thậm chí còn không thể tưởng tượng được ở thời đại đó, và những chiếc ô được chế tạo theo cách mà các sợi chỉ và nan có thể dễ dàng được thay thế.

Rõ ràng giấy dầu cũ cũng được tái chế để bán thịt để bọc thịt. Vào thời Edo rất ít thịt được tiêu thụ, nhưng vẫn có người mua nó như một loại thực phẩm bổ sung được gọi là kusuri-gui (như thực phẩm chữa bệnh), và ở Edo và Osaka cũng có những cửa hàng bán thịt lợn rừng, hươu và các loài động vật hoang dã bị săn bắt khác. Những cửa hàng như vậy sử dụng giấy dầu cũ, phần lớn không có mùi do đã cũ, giống như ngày nay chúng ta sử dụng màng bọc thực phẩm, một ví dụ đáng ngưỡng mộ về việc tái sử dụng nhiều lần.

Những khung ô cũ sau khi được tân trang lại sẽ được gửi đến các thợ sửa chữa để dán lại. Đôi khi bạn nhìn thấy những cảnh trong các bộ phim và phim truyền hình cổ trang có cảnh ronin (samurai vô chủ) trải giấy lên khung ô trong các con hẻm; và những cảnh đó dường như mô tả việc dán lại ô. Thực tế là một số vở kịch kabuki thời Edo có những dòng đề cập đến việc ronin kiếm sống bằng cách sửa những khung ô cũ cho thấy rằng đây là công việc phổ biến hơn là làm những chiếc ô mới. Những chiếc ô được tái sử dụng sẽ được gửi lại cho những người bán buôn và sau đó được bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá của một chiếc ô mới.

Mặc dù đã được tái chế nhưng nan và trục ô cuối cùng chỉ được làm bằng tre, có nghĩa là chúng không tồn tại mãi mãi và khi đến thời điểm, chúng được đưa vào bếp làm nhiên liệu một cách mà chẳng làm phiền hà ai. Vì nguyên liệu thô để làm ra những chiếc ô này là tre và giấy được sản xuất trong nước—nói cách khác là nguồn thực vật phát triển nhanh, nên CO2 tạo ra khi đốt một chiếc ô sẽ được cân bằng lại bởi CO2 được thực vật đồng hóa do quá trình quang hợp, từ đó sẽ trở lại vào năm dưới dạng tre và dâu tằm mới mọc.

Một khái niệm như vậy chắc chắn sẽ khiến những người sống tự do ngày nay coi là tối thượng trong sự tiết kiệm, mặc dù nhưng đây chính xác là ý nghĩa của việc sống chỉ bằng năng lượng mặt trời.

Ngay cả khi bạn tái chế và tái sử dụng kim loại và nhựa trong những chiếc ô ngày nay, thật khó có thể biện minh cho nỗ lực đó là tái chế thực sự. Chắc chắn, nếu bạn thu thập cả đống ô, chia chúng thành các bộ phận và tạo ra một đống kim loại để tái chế làm phế liệu và nhựa làm nhiên liệu, bạn có thể dường như đang giảm thiểu rác thải, nhưng để đạt được điều này, bạn có thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức bạn tiết kiệm được.


Tác giả: Eisuke Ishikawa, nhà văn chuyên viết về các vấn đề môi trường và sinh thái thời Edo (1603-1867). Ông cũng là giảng viên tại Đại học Nghệ thuật Musashino. Những cuốn sách gần đây của ông giới thiệu sự khôn ngoan về cuộc sống bền vững trong thời kỳ Edo từ các góc độ công nghệ, năng lượng, quản lý tài nguyên và hệ thống tái chế của thời kỳ đó.

Sustainability in EDO (1603-1867)