Bảy cách để tư duy như một nhà kinh tế học thế kỷ 21
Mở đầu
Trong cuốn sách Kinh tế Donut: Bảy cách để tư duy như một nhà kinh tế thế kỷ 21, cùng với ý tưởng cốt lõi của Doughnut, Kate Raworth đưa ra Bảy cách để chuyển đổi tư duy và trí tưởng tượng của chúng ta, từ tư duy kinh tế cũ của thế kỷ 20 sang một tư duy kinh tế cần thiết trong thời đại giúp hướng dẫn chúng ta tới một mục tiêu mới cho nhân loại, đó là tiến vào bên trong của hình khuyên để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người trong khả năng giới hạn của hành tinh.
Bạn có thể tìm thấy ở đây là bản tóm tắt của từng cách trong Bảy cách này. Một sơ đồ giản lược trình bày ngắn gọn tất cả các cách trong một nơi. Sau đó là đến phần giải thích ngắn kèm với video khoảng 90 giây để nắm bắt bản chất của mỗi trong số Bảy cách. Các câu hỏi thảo luận ở cuối mỗi phần có thể được sử dụng cho một chủ đề thảo luận, từ trong lớp học, câu lạc bộ sách hay trong gia đình.
1. Thay đổi mục tiêu: từ tăng trưởng GDP thành Doughnut
Trong hơn nửa thế kỷ, các nhà kinh tế đã coi GDP là thước đo đầu tiên của tiến bộ kinh tế, nhưng GDP là một mục tiêu sai lầm đang chờ bị loại bỏ. Thế kỷ 21 kêu gọi một mục tiêu kinh tế toàn cầu và tham vọng hơn nhiều: đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người nằm trong khả năng cung ứng của hành tinh sống. Trình bày mục tiêu đó lên trang giấy vẽ—mặc dù nghe có vẻ kì lạ—trông giống như một hình khuyên. Thách thức hiện nay là tạo ra các nền kinh tế từ địa phương đến toàn cầu để đảm bảo rằng không ai bị thiếu hụt những thứ thiết yếu trong cuộc sống—từ thực phẩm và nhà ở đến chăm sóc sức khỏe và tiếng nói chính trị—đồng thời bảo vệ các hệ thống hỗ trợ sự sống trên Trái đất, từ khí hậu ổn định và đất đai màu mỡ đến các đại dương khỏe mạnh và một tầng ozone bảo vệ sự sống. Sự thay đổi duy nhất về đổi mục tiêu làm biến đổi ý nghĩa và hình thức của sự tiến bộ kinh tế: từ tăng trưởng vô tận sang phát triển cân bằng1.
Câu hỏi thảo luận:
- Có vấn đề gì khi lấy tăng trưởng GDP làm mục tiêu kinh tế?
- Bạn nghĩ đâu là những yếu tố chính quyết định liệu nhân loại có thể phát triển trong vòng khuyên hay không? (ví dụ: công nghệ, bất bình đẳng, dân số, quản trị…)
2. Nhìn vào bức tranh toàn cảnh: từ thị trường khép kín đến nền kinh tế hữu cơ
Vào tháng 4 năm 1947, một nhóm các nhà kinh tế đầy tham vọng đã tạo ra một câu chuyện theo trường phái tân tự do (neoliberal story) về nền kinh tế và kể từ khi (Thủ tướng Anh) Thatcher và (Tổng thống Hoa Kì) Reagan lên nắm quyền vào những năm 1980, nó đã thống trị trường quốc tế. Sự mô tả của nó về tính hiệu quả của thị trường (the efficiency of the market), sự kém cỏi của nhà nước (the incompetence of the state), tính cá thể của hộ gia đình (the domesticity of the household) và bi kịch của tài sản chung (tragedy of the commons), đã góp phần đẩy nhiều xã hội tới sự sụp đổ xã hội và sinh thái. Đã đến lúc viết nên một câu chuyện kinh tế mới phù hợp với thế kỷ này—một câu chuyện cho thấy sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xã hội và thế giới sống. Câu chuyện này phải thừa nhận sức mạnh của thị trường lồng ghép nó một cách khôn ngoan vào đời sống, sự hợp tác của nhà nước, đánh giá cao vai trò cốt lõi của hộ gia đình, và sự sáng tạo của cộng đồng để giải phóng tiềm năng của nó2.
Câu hỏi thảo luận:
-
Câu chuyện theo trường phái tân tự do đóng vai trò gì trong nền kinh tế của đất nước bạn trong 30 năm qua?
-
Bạn nghĩ những yếu tố thiết yếu của một câu chuyện kinh tế mới là gì?
3. Nuôi dưỡng bản chất con người: từ con người kinh tế duy lý đến con người thích ứng xã hội
Nhân vật trung tâm của kinh tế học thế kỷ 20—“con người kinh tế duy lý” (rational economic man)—trình bày một bức chân dung đáng thương về loài người: anh ta đứng một mình, với tiền trong tay, máy tính trong đầu, cái tôi trong tim và thiên nhiên dưới chân. Tệ hơn nữa, khi chúng ta được cho biết rằng anh ta giống chúng ta, chúng ta thực sự bắt đầu trở nên giống anh ta hơn, gây tổn hại lớn cho cộng đồng và hành tinh của chúng ta. Nhưng bản chất con người phong phú hơn nhiều so với điều này, khi những bản phác thảo mới về bức chân dung tự họa của chúng ta tiết lộ: chúng ta là những con người tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó sâu sắc trong thế giới sống. Đã đến lúc đặt bức chân dung mới này về con người vào trung tâm của lý thuyết kinh tế để kinh tế học có thể bắt đầu nuôi dưỡng bản chất tốt nhất của con người. Làm như vậy sẽ mang lại cho chúng ta—tất cả trong số mười tỷ người sắp tới—cơ hội lớn hơn rất nhiều để cùng nhau phát triển3.
Câu hỏi thảo luận:
-
Bạn nghĩ đặc điểm cốt lõi của con người trong mô hình kinh tế thế kỷ 21 là gì?
-
Nếu hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi các mô hình mà chúng ta tự tạo ra (các mô hình chỉ mang tính chất tượng trưng) thì việc tạo ra những mô hình như vậy về con người trong lý thuyết kinh tế có hữu ích không?
-
Làm thế nào để các chính sách kinh tế có thể nuôi dưỡng tốt nhất bản chất con người, để phát huy khả năng hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của nhân loại? Cho biết một số ví dụ?
4. Hiểu biết về các hệ thống: từ cơ chế cân bằng cơ học đến độ phức tạp động
Kinh tế học từ lâu đã phải chịu sự ghen tị của giới vật lý: bị choáng ngợp bởi thiên tài Isaac Newton và những hiểu biết sâu sắc của ông về các quy luật vật lý của chuyển động, các nhà kinh tế học thế kỷ 19 đã tập trung vào việc khám phá các quy luật kinh tế của chuyển động. Nhưng những điều này đơn giản là không tồn tại: chúng chỉ là những mô hình, giống như lý thuyết cân bằng thị trường đã khiến các nhà kinh tế mù quáng trước sự sụp đổ tài chính sắp xảy ra vào năm 2008. Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế thế kỷ 21 nắm lấy sự phức tạp và tư duy tiến hóa thay thế. Đặt tư duy năng động vào trung tâm của kinh tế học mở ra những hiểu biết mới để hiểu về sự gia tăng của một phần (thiểu số những người có nhiều của cải nhất trên hành tinh) và sự bùng nổ và phá sản của thị trường tài chính. Đã đến lúc ngừng tìm kiếm các đòn bẩy kiểm soát khó nắm bắt của nền kinh tế (chúng không tồn tại trên thực tế), mà thay vào đó hãy bắt đầu quản lý nền kinh tế như một hệ thống không ngừng phát triển4.
Câu hỏi thảo luận:
-
Có ý nghĩa gì khi nói về 'các quy luật kinh tế' không? (nghĩ: quy luật cung và cầu, quy luật lợi nhuận giảm dần)
-
Cho một số ví dụ về điểm bùng phát và vòng phản hồi trong nền kinh tế?
-
Nếu nền kinh tế là một hệ thống phức tạp không thể kiểm soát mà chỉ có thể quản lý, thì vai trò của nhà kinh tế là gì? Các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà kinh tế giỏi là gì?
5. Thiết kế để phân phối: từ việc "tăng trưởng sẽ thăng bằng cán cân kinh tế trở lại' cho đến việc phân phối được thiết kế ngay trong trung tâm nền kinh tế
Trong thế kỷ 20, lý thuyết kinh tế thì thầm một thông điệp mạnh mẽ khi đề cập đến bất bình đẳng: nó phải trở nên tồi tệ hơn trước khi có thể trở nên tốt hơn, và tăng trưởng cuối cùng sẽ làm mọi thứ trở nên tốt hơn. Nhưng sự bất bình đẳng cực đoan, hóa ra, không phải là một quy luật kinh tế hay sự cần thiết: đó là một thất bại trong thiết kế. Các nhà kinh tế thế kỷ 21 nhận ra rằng có nhiều cách để thiết kế các nền kinh tế sao cho có thể phân phối giá trị nhiều hơn cho những người giúp tạo ra giá trị đó. Và điều đó có nghĩa là đi xa hơn việc phân phối lại thu nhập của cải trước khi phân phối, chẳng hạn như của cải nằm trong việc kiểm soát đất đai, trong doanh nghiệp và khả năng tạo ra tiền5.
Câu hỏi thảo luận:
-
Những chính sách nào có thể làm cho một nền kinh tế phân phối theo thiết kế?
-
Một số lựa chọn cho quyền sở hữu nhà ở và đất đai là gì?
-
Một số tùy chọn để tạo ra tiền là gì?
-
Một số lựa chọn cho quyền sở hữu doanh nghiệp là gì?
-
Những loại chính sách này đang ở đâu trong thực tế ngày nay?
-
Tác động của chúng là gì và chúng có thể gây ra những thách thức gì?
6. Tự tái tạo: từ việc "tăng trưởng sẽ làm sạch lại môi trường" đến việc tái tạo là trung tâm cho các thiết kế kinh tế
Lý thuyết kinh tế từ lâu đã mô tả môi trường trong sạch là một mặt hàng xa xỉ, chỉ dành cho những người khá giả mới có thể chi trả được—một quan điểm cho rằng ô nhiễm phải tăng lên trước khi nó có thể giảm đi, và (bạn thử đoán xem), tăng trưởng cuối cùng sẽ làm sạch nó. Nhưng đối với sự bất bình đẳng, không có quy luật kinh tế nào như vậy: suy thoái môi trường là kết quả của một thiết kế công nghiệp hóa suy thoái. Thế kỷ này kêu gọi tư duy kinh tế giải phóng tiềm năng của thiết kế mang tính tái tạo nhằm tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, không tuyến tính—và khôi phục lại chính chúng ta với tư cách là những người tham gia đầy đủ vào các quá trình sống theo chu kỳ của Trái đất6.
Câu hỏi thảo luận:
-
Tại sao tăng trưởng không tự làm sạch?
-
Các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn là gì?
-
Những cơ hội và thách thức của việc tạo ra nền kinh tế tuần hoàn là gì?
7. Không chú trọng sự tăng trưởng: từ nghiện tăng trưởng đến việc không chú trọng tăng trưởng
Trước sự báo động của các chính phủ và các nhà tài chính, các dự báo về tăng trưởng GDP ở nhiều quốc gia có thu nhập cao là không thay đổi, mở ra một cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế dựa trên tăng trưởng. Các nền kinh tế chính thống coi tăng trưởng GDP không ngừng là điều bắt buộc, nhưng không có gì trong tự nhiên tăng trưởng mãi mãi, và nỗ lực kinh tế để chống lại xu hướng đó đang đặt ra những câu hỏi hóc búa ở các quốc gia có thu nhập cao nhưng tăng trưởng thấp. Đó là bởi vì ngày nay chúng ta có những nền kinh tế cần tăng trưởng, cho dù chúng có giúp chúng ta phát triển mạnh hay không. Những gì chúng ta cần là các nền kinh tế giúp chúng ta thịnh vượng, cho dù chúng có tăng trưởng hay không. Sự thay đổi triệt để quan điểm đó mời gọi chúng ta trở nên không chú trọng vào tăng trưởng và khám phá xem làm thế nào các nền kinh tế của chúng ta—vốn hiện đang phụ thuộc vào tăng trưởng về mặt tài chính, chính trị và xã hội—có thể học cách chung sống với hoặc không có nó7.
Câu hỏi thảo luận:
-
Các nền kinh tế hiện đang phụ thuộc như thế nào vào sự tăng trưởng không ngừng (về tài chính, chính trị, xã hội)?
-
Liệu một nền kinh tế có thể không chú trọng tăng trưởng?
-
GDP có nên được đo lường không?
Video thêm
Thời đại của Kinh tế Hành tinh (Planetary Economics)8.
Quá trình tạo hoạt hình Bảy cách suy nghĩ
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Jonny Lawrence at vimedy.com | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Tom Lee www.rocket-visual.co.ukm | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Jonny Lawrence at vimedy.com | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Ainslie Henderson, Michael Hughes, Will Anderson | Sound design: Keith Duncan | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Mighty Oak | Sound design: Keith Duncan | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Ainslie Henderson | Compositing: Will Anderson | Sound design: Keith Duncan | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Tom Lee at Rocket-Visual | Sound design: Keith Duncan | CC BY-SA 4.0 License ↩
-
Change the Goal. Doughnut Economics Action Lab Voice: Kate Raworth | Animation: Mighty Oak Grows | CC BY-SA 4.0 License ↩