Từng bước nở hoa sen
Phật Pháp căn bản
“Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng... Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Phương pháp đó không hay. Trái lại, nếu trong khi học mà ta cảm thấy càng ngày càng nhẹ nhàng hơn thì như thế chúng ta đang theo đúng đường. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.”
- Nghe pháp thoại qua video
- Kinh điển
- Kinh văn chọn lọc
- Nghe Pháp thoại qua video
- Đức Phật và Phật Pháp
Thực tập thiền
“Những lời chỉ dẫn trong sách này rất là đơn giản, thực tiễn và để thực hành. Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày, nếu ta áp dụng được những điều chỉ dạy cặn kẽ và rõ ràng trong sách thì ta có thể nuôi dưỡng được an lạc, phát triển được trí tuệ và từ bi, tránh thoát được những lôi cuốn và áp lực của xã hội thác loạn vật chất và những hậu quả tai hại của những lôi cuốn và áp lực này. Những tâm trạng dao động, lo lắng, hoảng hốt, và những chứng bệnh tâm thần rất phổ thông trong thời đại mới này, đều là những hậu quả tai hại của những áp lực xã hội mà chỉ có thiền tập mới giải thoát được.”
“Con người vô sự tuy rất tích cực trong việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do... cho nên con người vô sự còn mãi thong dong”
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
...một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm, văn chương thanh thoát. Thế mà, rất ít người Việt Nam chịu đọc, vì lẽ rất khó hiểu. Muốn cho đa số người Việt Nam hiểu được những tác phẩm hay của tổ tiên mình, hàng Phật tử Việt Nam biết rõ đường lối tu hành của các bậc tiền bối, chúng tôi mạo muội giảng giải ra...”
Thực tập giới
Hướng đi của đạo Bụt cho hoà bình và môi sinh
“Mỗi người chúng ta đều có thể đóng góp một cái gì đó cho công việc bảo vệ và chăm sóc hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Phải sống như thế nào để con cháu chúng ta có một tương lai tươi sáng, đó là gia tài đích thực ta để lại cho con cháu chúng ta”.
Lịch sử Phật giáo
Đạo Phật ở Việt Nam
“Chúng tôi nghĩ rằng, từ bi không là một lý thuyết mà từ bi phải được thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Trong đất nước chiến tranh, có nhiều tai nạn, nhiều nghèo khổ, nhiều áp bức thì người tu phải làm cái gì đó để làm vơi bớt khổ đau cho đất nước của mình. Cho nên các thầy, các sư cô trẻ tuổi, cũng như các thanh niên Phật tử trẻ tuổi, ngoài những giờ ngồi thiền, thiền hành và học hỏi giáo lý cũng phải dành thời giờ để đi ra cứu trợ, băng bó vết thương, cho các cháu ăn cơm, uống thuốc. Chúng tôi đã thành lập được nhiều trung tâm định cư cho đồng bào tị nạn chiến tranh. Đó mới đích thực là đạo Bụt dấn thân, tiếng Pháp gọi là Bouddhisme engagé, tiếng Anh gọi là Engaged Buddhism1. Danh từ đạo Bụt đi vào cuộc đời, hiện bây giờ người Tây phương rất thích, có cội nguồn từ Việt Nam.”
“...Việt Nam Phật giáo sử luận vẫn là một trong số rất ít công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật Học Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Ðối với người nghiên cứu chuyên sâu hay với bạn đọc rộng rãi muốn nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chắc đều có thể tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích, và một người dẫn đường đáng tin cậy.”—Trích lời giới thiệu của GS. Nguyễn Huệ Chi”
Vấn đáp
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời tham vấn
Giáo Sư T.W. Rhys Davids, nhà phiên dịch sách Pāli có khả năng bậc nhất, xếp Milinda Pañha vào hạng rất cao. Giáo Sư nói: “Tôi dám nghĩ rằng cuốn Những Câu Hỏi Của Vua Milinda phải là một tác phẩm văn xuôi tuyệt tác của Ấn Độ; và trên phương diện văn học, đây quả là cuốn sách hay nhất xưa nay so với những sách cùng một thể loại, bất kể đã xuất phát ở một nước nào”.
Trung Đạo
“Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày.”
Thư viện
- Các Website Phật giáo
- Pháp thoại thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thích Tuệ Sỹ
- Kinh điển đối chiếu
- Phật học phổ thông
- Sách xưa Phật giáo
- Sách khác dạng ebooks
-
Engaged Buddhism: xuất hiện lần đầu trong quyển Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, bản tiếng Anh của Hoa Sen trong biển lửa ↩