Bỏ qua

Hành động cấp bách để ứng phó và bảo vệ

Patricia Espinosa—Thư kí Điều hành UNFCCC

Chúng ta thực sự đang ở trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu, và... đây chính là cuộc chiến giành lại sự sống của chúng ta.

#16 🚥 › Đạt được phát thải bằng không với tốc độ khẩn cấp: vào năm 2030—chứ không phải 2050—là khung thời gian thiết yếu

Mục tiêu dài hạn là cái cớ để trì hoãn

  • Khí hậu đã trở nên quá nóng và chúng đang tiến rất gần đến kịch bản “Nhà kính Trái đất” (Hothouse Earth); vậy mức khí thải nhà kính hiện tại cũng đã đủ nâng nhiệt độ từ 2-4ºC trong dài hạn.
  • Nhiệm vụ chính là xây dựng năng lực để loại bỏ khí thải ở mức độ và qui mô khẩn cấp, đồng thời giảm thiểu tốc độ và mức nóng lên.
  • Vận động cho việc phát thải bằng không vào năm 2030 là rất cần thiết.
  • Khung thời gian đến năm 2050 cho phát thải bằng không sẽ không ngăn được những hệ quả thảm khốc nhất.
  • Mục tiêu dài hạn là cái cớ để trì hoãn. Vì điều đó đã xảy ra trong suốt quá trình lịch sử của việc hoạch định chính sách khí hậu quốc tế.

#17 🚥 › Trái đất đã trở nên quá nóng: thu khí nhà kính trên qui mô lớn là rất quan trọng

Loại bỏ khí nhà kính ra khỏi khí quyển có thể làm giảm nhiệt Trái đất vốn đang quá nóng

  • Ổn định nhiệt độ (ở mức hiện tại) sẽ đòi hỏi phải loại bỏ khoảng 60 ppm (part per million—một đơn vị trên một triệu đơn vị phân tử) xuống ngưỡng ~350 ppm để ngăn chặn nhiệt độ tăng thêm ~0,7ºC. Giảm nhiệt độ tăng hiện tại sẽ cần phải loại bỏ nhiều hơn khí nhà kính1.
  • Khí CO2 có thể bị loại bỏ ra khỏi bầu khí quyển nhờ các chu trình tự nhiên trên đất liền (ví dụ như tái trồng rừng) và trong đại dương, bằng cách phong hoá đá và lưu trữ trong đất2.
  • Những quá trình này có thể được thúc đẩy và công nghệ mới đang được phát triển. Nghiên cứu và triển khai trên qui mô lớn là rất quan trọng.
  • Loại bỏ khí thải là một quá trình chậm, sẽ không mang lại kết quả hạ nhiệt cho đến khi mức độ thu khí lớn hơn mức phát thải.
  • Chúng ta nên thận trọng khi dựa vào các tuyên bố rằng trong tương lai xa năng lượng sinh học (bioenergy) với khả năng thu hồi và lưu trữ carbon (BECCS) là một liều thuốc chữa bách bệnh3.

#18 🚥 › Những phương pháp làm hạ nhiệt an toàn trong ngắn hạn là rất quan trọng để bảo vệ con người và thiên nhiên

Các thiệt hại đang và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều trước khi các giải pháp lâu dài trở nên hiệu nghiệm

  • Mức nhiệt độ tăng hiện nay đã rất nguy hiểm, có thể chạm ngưỡng 1,5ºC vào năm 2030, 2ºC trước năm 2050 và từ 2,5-4,7ºC vào năm 2100 theo quĩ đạo hiện tại, kèm theo nó là rủi ro không thể chấp nhận được về kịch bản “Nhà kính Trái đất”.
  • Giảm thiểu tác động là điều cần thiết nhưng bản thân nó sẽ không mang lại nhiều lợi ích hay ảnh hưởng đến quĩ đạo tăng của nhiệt độ cho đến giữa thập kỉ 2040.
  • Sự trì hoãn các biện pháp giảm thiểu tác động (mitigation) có thể làm kích hoạt hàng loại các điểm bùng phát.
  • Phát thải bằng không, dù đạt được trong một thập kỉ, cùng với việc loại bỏ khí thải trên qui mô lớn, là không đủ để xóa bỏ rủi ro sống còn đối với con người.

Các biện pháp làm mát trong ngắn hạn có thể đem lại hiệu quả về môi trường xã hội không?

  • Chúng ta cần những lựa chọn để làm mát hành tinh và bảo vệ các hệ thống khí hậu, đặc biệt là ở vùng cực. Nhưng lựa chọn làm mát vùng cực bao gồm việc làm tăng tính phản xạ bức xạ mặt trời của mây trên biển (marine cloud).
  • Các biện pháp quản trị bức xạ mặt trời (Solar Radiation Management) (SRM), sử dụng các sol khí làm mát, có thể có hiệu ứng giảm nhiệt tức thời.
  • Hiện nay không có các bằng chứng cho thấy SRM sẽ mang lại lợi ích cho môi trường xa hội nhưng nếu được chấp thuận, nó sẽ được xem là một biện pháp tạm thời chuyển tiếp trong khi các biện pháp dài hạn khác được thực thi đồng thời4.
  • Quản trị địa phương và toàn cầu về SRM là thiết yếu để nắm bắt các rủi ro và vấn đề liên quan nhằm ngăn chặn sự triển khai đơn phương (unilateral deployment) công nghệ này bởi các quốc gia hay sử dụng vào mục đích sai lầm5.

#19 🚥 › Các biện pháp thích nghi để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất

Các biện pháp thích nghi (adaptation) nên được áp dụng cho các trường hợp không thể phòng tránh, nhưng không thể thay thế cho các biện pháp phòng ngừa (prevention) và phục hồi (restoration)

  • Các biện pháp thích nghi nên được xem là một chiến lược song song để giảm thiểu những ảnh hưởng và rủi ro không thể phòng tránh được.
  • Các biện pháp phòng ngừa và phục hồi là thiết yếu bởi hầu hết mọi người sẽ không thể thích nghi ở nhiệt độ 3-5ºC trong thế kỉ này.
  • “Bẫy thích nghi” (adaptation trap) là một điều nguy hiểm, khi phần lớn các nỗ lực đều được tập trung vào các biện pháp thích nghi, và sự thiếu hụt các biện pháp giảm thiểu rủi ro (mitigation) sẽ dẫn tới kịch bản “nhà kính Trái đất”.
  • Các biện pháp thích nghi cần ưu tiên các hành động bảo vệ dân số và thiên nhiên dễ bị tổn thương nhất.
  • Chúng ta cần tăng cường năng lực và kĩ năng cần thiết cho mọi người để ứng phó với những thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu bằng sự trung thực, lòng can đảm và tình thương.

#20 🚥 › Sự sụp đổ của nền văn minh không phải là điều tất yếu, nhưng hành động khẩn cấp ngay bây giờ là rất quan trọng

Một sự ứng phó khẩn cấp sẽ đưa vấn đề khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong kinh tế và chính trị

  • Nhiều hệ thống của trái đất (Earth systems) và con người đang ngày càng trở nên dễ tổn thương.
  • Sự kết thúc của nền văn minh do sự đổ vỡ gây ra bởi biến đổi khí hậu—sự sụp đổ toàn diện của các xã hội hiện đại—không phải là điều chắc chắn hay không thể tránh khỏi.
  • Nhưng điều này có thể xảy ra trừ phi các hành động quyết liệt mang tính toàn cầu được thực hiện để đảm bảo vấn đề khí hậu trở thành ưu tiên hàng đầu của các quyết sách kinh tế chính trị trong sự ứng phó khẩn cấp.
  • Sự sụp đổ trên diện rộng là không thể tránh khỏi, do hành động không đủ nhanh hay do qui mô hành động cần thiết vượt xa cách tiếp cận tiệm tiến (gradualist approach) thông thường hiện thời.
  • Hành động trong ngắn hạn là cực kì cần thiết: những gì chúng ta làm bây giờ và trước năm 2030 có ý nghĩa quan trọng, hơn là khát vọng về những gì xảy ra trong năm 2050.