Bỏ qua

Lời bào chữa và trả lời

1. Bạn có thể yêu động vật và ăn chúng cùng một lúc hay không?

Chúng ta sống trong một thế giới của những người yêu động vật, không ai hoặc ít nhất là hầu như không ai nói rằng họ không thích động vật. Trên thực tế, mọi người đều đồng ý rằng hành vi ngược đãi động vật là sai trái và những kẻ có hành vi ngược đãi động vật phải bị trừng phạt. Đây là lý do tại sao chúng ta có luật bảo vệ quyền của động vật, hay ít nhất là một số động vật nhất định.

Nhưng làm thế nào một thế giới của những người yêu động vật có thể là một thế giới tin rằng cái chết của hơn 56 tỷ động vật trên cạn và 2,7 nghìn tỷ động vật biển một năm, không chỉ được chấp nhận mà còn tích cực ủng hộ việc tiếp tục nó, tin rằng nó hợp lý về mặt đạo đức?

Vậy, bạn có thể yêu động vật và ăn chúng cùng một lúc hay không? Câu trả lời là không, tất nhiên là bạn không thể, bởi vì hai ý tưởng này chống đối nhau. Nói rằng bạn yêu động vật trong khi ăn cơ thể và chất bài tiết của chúng chẳng khác nào nói rằng “tất nhiên tôi có thể yêu con tôi và đánh chúng”. Nếu một bậc cha mẹ bạo hành nói rằng họ yêu con mình nhưng cũng đánh đập chúng, chúng ta sẽ nghĩ họ là một kẻ tâm thần. Điều này chứng tỏ tâm lý đáng lo ngại và hệ tư tưởng nghịch lý mà chúng ta có với tư cách là một xã hội tập thể gồm những “người yêu động vật” nhưng thực tế lại là những kẻ ăn thịt động vật.

Nói cách khác, nếu bạn yêu ai đó, điều cuối cùng bạn muốn xảy ra với họ là việc họ bị cưỡng bức, tra tấn, sát hại và bị ăn thịt, chứ đừng nói đến việc trả tiền để những điều này xảy ra với họ. Nếu bạn yêu một ai đó thì bạn muốn bằng mọi giá tránh những điều tồi tệ xảy ra với họ, vì vậy nếu bạn yêu động vật thì mặc nhiên điều cuối cùng bạn muốn là nhìn thấy những bộ phận cơ thể bị hủy hoại của chúng trên đĩa trước mặt mình.

Điều này thậm chí có thể được diễn đạt đơn giản hơn. Nếu bạn đang nói chuyện với một người ăn thịt động vật và họ có một con vật bầu bạn như chó, hãy hỏi họ xem liệu họ có thể yêu thương con chó của mình nếu họ cắt xẻo và sát hại nó hay không.

Yêu động vật là yêu thương, tôn trọng và thể hiện lòng trắc ẩn với động vật, tất cả động vật, không chỉ những con vật mà xã hội bảo bạn yêu thương. Để thực sự là một người yêu động vật, bạn phải thừa nhận rằng tất cả các loài động vật đều xứng đáng được sống cuộc sống mà không có sự áp bức của con người.

Vì thế, lý do bạn có thể yêu động vật và ăn thịt chúng không phải là lời biện minh hợp lệ cho việc ai đó ăn thịt động vật. Trên thực tế, điều đó thậm chí còn không đúng. Khi một người không ăn chay tuyên bố là người yêu động vật, hãy giải thích hành vi đạo đức giả của họ với chính họ, chỉ cần nói “bạn có thể thực sự là người yêu động vật nếu bạn trả tiền để động vật bị thương không?”—rất có thể họ chưa bao giờ nghĩ về mối quan hệ của họ với động vật theo cách này trước đây.

2. Ăn thịt động vật là chuyện riêng của tôi

“Hãy tôn trọng ý kiến của tôi!”, “Việc ăn thịt là lựa chọn cá nhân của tôi, đừng áp đặt quan điểm của bạn lên tôi!”—trong số tất cả những lời bào chữa được sử dụng để bào chữa cho việc ăn các sản phẩm từ động vật, đây có thể là lý do phổ biến nhất. Vì vậy, ăn động vật là một lựa chọn cá nhân hay nó phức tạp hơn thế một chút?

Đây là một sự bào chữa khá thú vị vì có thể cho rằng đó là một sự lựa chọn, một người chủ động chọn ăn thịt động vật đã chết, giống như cách mà một người phân biệt chủng tộc chủ động chọn phân biệt chủng tộc hoặc kẻ hiếp dâm chủ động chọn thực hiện hành vi hiếp dâm. Sử dụng logic này thì việc đánh một con chó hoặc đá một con mèo là hợp lý về mặt đạo đức, vì đó là lựa chọn cá nhân để làm như vậy. Trong tình huống này, hãy hỏi người đó, “nếu ai đó tự lựa chọn hành hạ một con chó, điều đó có hợp lý về mặt đạo đức không?”.

Vấn đề là khi những người ăn không thuần chay sử dụng lập luận này, họ hoặc đã trở nên tách rời khỏi thực tế rằng các sản phẩm động vật của họ đến từ một sinh vật sống, hoặc họ coi nhẹ động vật đến mức họ không coi mạng sống trong thức ăn của họ là đáng phải suy ngẫm vì họ nghĩ rằng việc tiêu thụ các sản phẩm động vật chỉ ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân.

Vì vậy, khi một người ăn thuần chay tìm cách giáo dục một người không ăn chay thường gặp phải phản ứng: “bạn nên tôn trọng quan điểm của người khác”. Tuy nhiên, là người thuần chay chúng ta cũng thực sự tôn trọng những quan điểm khác. Chúng ta tôn trọng quan điểm của 56 tỷ động vật trên cạn bị sát hại mỗi năm mà không muốn chết. Chúng ta tôn trọng quan điểm của những con bò sữa và gà mái đẻ trứng mà cơ thể của chúng bị lạm dụng tình dục, bóc lột và đối xử không khác gì một món hàng dùng một lần.

Chúng ta tôn trọng quan điểm của 2 đến 2,7 nghìn tỷ cá và động vật biển bị lôi ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng hàng năm và bị chết ngạt hoặc bị nghiền nát. Chúng ta tôn trọng quan điểm của những con vật bị lột da sống để lấy lông hoặc bị lạm dụng, tra tấn và giết để lấy da, len và lông vũ. Chúng ta tôn trọng quan điểm của những con vật bị các nhà khoa học và công ty mỹ phẩm thử nghiệm một cách tàn nhẫn, bị giới hạn trong một cuộc sống thống khổ và đau đớn không thể tin được.

Chúng ta tôn trọng quan điểm của những con vật bị đánh đập và trừng phạt để biểu diễn các trò xiếc và các hành vi phi tự nhiên để chúng tôi giải trí. Chúng ta tôn trọng quan điểm của mọi loài động vật bị áp bức, tra tấn và sát hại. Chúng ta tôn trọng quan điểm của những người cũng là nạn nhân trong hệ thống bóc lột động vật của con người—và chúng ta thậm chí tôn trọng quan điểm của người mà chúng ta đang nói chuyện, quan điểm rằng họ có thể muốn sống lâu bằng cách đủ quan tâm để nói với họ rằng, việc tiêu thụ các sản phẩm động vật làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường, đột quỵ, mất trí nhớ, bệnh tim và mọi căn bệnh nghiêm trọng khác đang hoành hành trên thế giới loài người.

Vì vậy, khi mọi người kiên quyết bảo chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác, câu hỏi đặt ra là họ đang xem xét quan điểm nào khác ngoài quan điểm của họ?

Khi họ tuyên bố việc ăn các sản phẩm từ động vật là lựa chọn cá nhân của họ, thì còn lựa chọn cá nhân của mọi sinh vật khác, con người cũng như không phải con người, những sinh vật bị coi là thấp kém và vô nghĩa chỉ để con người đầu độc cơ thể mình bằng những sản phẩm được tạo ra từ cái chết và sợ hãi của động vật?

Về mặt đạo đức, việc giết người chỉ vì bản thân kẻ sát nhân đã lựa chọn giết người là không hợp lý về mặt đạo đức. Việc hiếp dâm chỉ vì bản thân kẻ hiếp dâm đã lựa chọn thực hiện hành vi hiếp dâm là không hợp lý về mặt đạo đức. Về mặt đạo đức, việc đá và đánh một con chó chỉ vì đích thân kẻ bạo hành đã quyết định đá và đánh con chó là không chính đáng và việc trả tiền cho những con vật bị bóc lột và giết chết là không chính đáng về mặt đạo đức, chỉ vì một người ăn không thuần chay đã tự mình thực hiện hành vi đó, lựa chọn trả tiền cho những con vật bị bóc lột và giết hại.

Khi ai đó sử dụng lập luận “lựa chọn cá nhân của tôi”, chỉ cần hỏi họ “còn lựa chọn cá nhân của con vật muốn sống, bạn đã cân nhắc lựa chọn của nó chưa?”.

3. Tôi thích mùi vị thực phẩm từ động vật và không thể từ bỏ được

Tóm lại, lý do số một mà mọi người ăn các sản phẩm từ động vật là vì họ thích mùi vị—(người viết) thực tế giống như hầu hết mọi người, tôi yêu thích hương vị của các sản phẩm từ động vật. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng một trong những điều khó hiểu nhất về lời bào chữa về sở thích, đó là lời bào chữa thừa nhận thẳng thừng rằng mong muốn cá nhân về sở thích sở thích của một cá nhân quan trọng hơn đạo đức xung quanh cuộc sống của một con vật và cái chết khủng khiếp không của nó.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người sử dụng lý do này nhất thiết phải tin rằng sở thích về khẩu vị của họ quan trọng hơn mạng sống của động vật (hầu hết những người tôi nói chuyện đều không tin) mà bởi vì họ chưa bao giờ được hỏi về điều đó trước khi họ biết. Họ không bao giờ phải đối mặt với thực tế rằng thông qua hành động của họ, họ đang đặt sở thích của mình cao hơn. Đây là lý do tại sao khi mọi người nói với tôi “Tôi thích hương vị của thịt” hay, “Tôi không bao giờ có thể từ bỏ phô mai”. Tôi muốn hỏi họ “bạn có coi trọng vị giác của mình hơn mạng sống của một con vật không?”—hầu hết mọi người sẽ nói không, nhưng nếu họ nói có, hãy nhớ hỏi họ tại sao.

Một trong những vấn đề lớn với lời bào chữa này là nó tìm cách xác thực chế độ ăn không thuần chay bằng cách tuyên bố rằng chúng ta không nên chịu trách nhiệm về các hoạt động vô đạo đức của mình vì những xung động ích kỷ của chúng ta quá mạnh để có thể bị kìm nén và do đó, chúng ta không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với những hành động mà chúng ta thực hiện.

Nhưng chúng ta nên đặt ra ranh giới ở đâu? Liệu lập luận này có đứng vững trước tòa nếu một kẻ giết người tự bào chữa cho mình nói, “nhưng tôi không bao giờ có thể từ bỏ việc giết người vì tôi quá thích thú với việc đó”?

Thực tế đòi hỏi nhiều hơn niềm vui vị giác để biện minh cho một điều gì đó về mặt đạo đức—và sự bất tiện mà mọi người phải trải qua khi từ bỏ pho mát chẳng hạn, thậm chí không thể so sánh một chút nào với nỗi đau mà một con bò sữa phải trải qua khi bị cưỡng bức nhiều lần, bị cướp đi những đứa con của mình và bị vắt sữa một cách đau đớn trước khi nó trở nên quá yếu và bị đưa đi giết thịt.

Tôi nghĩ một trong những lý do tại sao với tư cách là những người ăn chay trường, chúng tôi thấy lời bào chữa này thực sự khó nghe là bởi vì bất kể sản phẩm nào mà mọi người tuyên bố rằng họ không bao giờ có thể từ bỏ hay thích thú với hương vị của nó, và những khó khăn và sự bất tiện mà nó sẽ gây ra cho họ khi không còn ăn các sản phẩm từ động vật là rất nhỏ bé so với những đau đớn, khổ sở và sợ hãi mà các loài động vật phải trải qua.

Một bữa ăn không thuần chay kéo dài trong 15 phút, nhưng cái chết của một con vật là vĩnh viễn. Thực phẩm nào có thể đáng để lấy đi mạng sống của một sinh linh? Một sinh linh cảm thấy sợ hãi, một sinh linh cảm thấy đau đớn, một sinh linh cảm thấy bối rối và không hiểu tại sao những đau khổ không thể chịu đựng được lại giáng xuống?

Nỗi sợ chết không chỉ có ở con người. Hầu hết chúng ta sợ chết và hy vọng nó sẽ diễn ra một cách yên bình, được bao quanh bởi những người chúng ta yêu thương và không đau đớn. Điều đáng sợ nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến là bị tra tấn và cuối cùng là bị sát hại. Chúng ta làm phim kinh dị về khái niệm này và nó mang đến cho chúng ta những cơn ác mộng. Nhưng đây không phải là một bộ phim kinh dị cho hàng nghìn tỷ của những con vật bị giết thịt hàng năm, đó không phải là cơn ác mộng mà chúng sẽ còn được thức dậy. Nó có thật. Nỗi đau, nỗi sợ hãi, tất cả đều có thật—và rồi chúng chết và ra đi mãi mãi.

Chúng ta chỉ cần đặt mình vào vị trí của những con vật, khi chúng ngước nhìn kẻ sắp giết chúng và hình dung ra nỗi sợ hãi và bối rối của chúng, để hiểu tại sao khẩu vị không bao giờ có thể biện minh cho hành động tàn ác khó hiểu này. Khi nói chuyện với ai đó viện cớ sở thích, hãy hỏi họ những câu hỏi sau:

“Bạn không nghĩ rằng chúng ta cần nhiều hơn niềm vui vị giác đơn thuần để biện minh về mặt đạo đức cho một hành động sao?

“Có hợp lý về mặt đạo đức khi ai đó giết một con chó nếu họ thích mùi vị đó không?”

“Làm người có nghĩa là gì mà tuổi thọ của động vật thấp hơn sở thích của chúng ta?”

“Bạn có nghĩ việc gây đau đớn, khổ sở và cái chết cho một con vật muốn tránh đau đớn, khổ sở và cái chết là chấp nhận được không?”

“Nếu chúng ta ghét bị bóc lột và giết chết, vậy chẳng phải việc chúng ta bóc lột và giết hại các sinh linh khác là đạo đức giả sao?”

Ngoài ra, hãy nhớ giải thích rằng mọi người thậm chí không phải từ bỏ mùi vị của các sản phẩm động vật mà họ ăn. Hiện nay có nhiều lựa chọn đa dạng thay thế như các thực phẩm thuần chay cho pho mát, sữa, trứng và thịt. Hãy giải thích rằng là những người ăn thuần chay, chúng ta cũng ăn bánh mì kẹp, xúc xích, bánh kẹp Mexico, bánh mì nachos, mì Ý, cà ri, bánh pizza pho mát, bánh ngọt, bánh nướng nhỏ, bánh pho mát, bánh quy, kem và nhiều đồ ăn khác nữa.

Hãy giải thích làm thế nào với tư cách là người ăn chay, chúng ta trải nghiệm tất cả các mùi vị và kết cấu (texture) mà chúng ta đã từng sử dụng, ngoại trừ việc giờ đây chúng được làm từ thực vật. Không có bộ phận cơ thể chết, không có sụn, không cholesterol, không kích thích tố, không kháng sinh. Việc cho họ biết họ có thể lấy những sản phẩm này từ đâu cũng thực sự hữu ích, vì vậy, chẳng hạn như ở Vương quốc Anh, Sainsbury’s và Tesco có nhiều loại phô mai thuần chay của riêng họ và bạn có thể mua các sản phẩm thay thế thịt ở hầu hết các siêu thị.

Tôi cũng nghĩ rất đáng làm nổi bật những nhà hàng nào hiện có thực đơn và lựa chọn thuần chay, để một lần nữa chỉ để làm cho việc ăn chay có vẻ dễ dàng và dễ tiếp cận nhất có thể. Một số ví dụ điển hình về các địa điểm ở Vương quốc Anh là: Wagamama, Zizzi, Pizza Express, Nando's, Pizza Hut, GBK, Wetherspoons, Pret A Manger, All Bar One và Carluccio's.

4. Đông vật cũng ăn thịt các động vật khác

Khi phải đối mặt với ý tưởng rằng việc tiêu thụ động vật được thực hiện hoàn toàn vì mùi vị hơn là dinh dưỡng (xem lí do về dinh dưỡng), một trong những lời bào chữa phổ biến nhất mà người ăn chay nghe được là, "nhưng động vật ăn thịt động vật khác, vậy tại sao chúng ta không nên ăn?"

Dù điều này có thể đúng—một số loài động vật thực sự ăn thịt các loài động vật khác—có nhiều lý do giải thích tại sao tuyên bố này không có bất kỳ tính xác thực nào.

Trước tiên chúng ta chỉ cần xem xét sinh học giải phẫu của động vật ăn tạp so với con người. Thứ nhất, động vật ăn tạp có móng vuốt sắc nhọn và răng nanh rất lớn so với bàn tay nhỏ và răng nanh cùn không hiệu quả của chúng ta. Lần cuối cùng bạn nhìn thấy một con người chạy bằng bốn chân xé thịt một con vật sống là khi nào? Động vật ăn tạp cũng có ruột ngắn, lý tưởng để tiêu hóa thịt, trong khi con người có ruột rất dài, phần nhiều vô dụng khi tiêu hóa thịt—do đó gây táo bón và ung thư ruột kết! Axit chứa trong dạ dày của động vật ăn tạp và động vật ăn thịt là axit clohydric rất mạnh, lý tưởng cho quá trình tiêu hóa thịt động vật sống, trong khi dạ dày của chúng ta chứa axit yếu. Điều này giải thích tại sao chúng ta dễ bị ngộ độc thực phẩm từ thịt chưa nấu chín.

Bạn không thấy một con sư tử kiểm tra để đảm bảo rằng bữa tối của chúng đã được nấu chín tới chưa. Bạn cũng không thấy một con sư tử kén chọn bộ phận nào của con vật mà chúng nên ăn, nhưng chúng ta có thường thấy những câu chuyện trên báo về tiết lộ gây sốc rằng bộ não được tìm thấy trong một miếng KFC không? Nó giống như trong tích tắc ảo tưởng rằng thịt không đến từ một con vật đang sống, đang thở, đang cảm thấy bị tan vỡ và mọi người buộc phải đối mặt với thực tế tồi tệ về nguồn gốc của thức ăn của họ. Một động vật ăn tạp thực sự không ghê tởm máu me.

Hãy xem xét điều này, nếu bạn bị nhốt trong phòng với một con gà sống và một quả táo, bạn sẽ luôn ăn quả táo trước. Bởi vì khi nhìn thấy một sinh linh, chúng ta không cảm thấy đói, chúng ta không muốn tàn sát và xé xác chúng—nhưng khi nhìn thấy một quả táo, chúng ta lại cảm thấy đói.

Hơn nữa, mặc dù một số loài động vật ăn thịt các loài động vật khác, vẫn có nhiều loài động vật ăn cỏ hơn là loài ăn thịt. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì chính xác thì mối liên quan của những gì các loài động vật khác làm khi áp dụng vào hành vi của con người là gì? Một số loài động vật hãm hiếp và giết hại lẫn nhau, điều đó có nghĩa là con người sẽ được tha thứ nếu họ cũng thực hiện những hành vi này? Hãy đặt câu hỏi đó cho những người không ăn chay đang lấy cớ, nói rằng “động vật hoang dã giết lẫn nhau, điều đó có nghĩa là việc con người giết nhau chỉ vì một số động vật hoang dã làm như vậy có hợp lý về mặt đạo đức không?”

Hơn nữa, sư tử đã từng được ghi nhận là giết con của chính chúng trước đây, vì vậy, theo logic không thuần chay, do đó, con người phải chấp nhận giết con của mình vì các loài động vật khác đã được chứng minh là làm như vậy. Trong tình huống này, hãy hỏi người không ăn chay “bạn có nghĩ rằng nên dựa trên đạo đức của chúng ta dựa trên đạo đức của động vật hoang dã không?”.

Động vật cũng tự giết thức ăn của mình, chúng không trả tiền cho người khác để giết thay chúng vì chúng thấy viễn cảnh giết một con vật quá đau thương. Nếu chúng ta được tạo ra một cách tự nhiên để ăn thịt, chúng ta sẽ không phản đối việc giết động vật. Chúng ta cũng sẽ không che giấu sự thật khỏi con cái mình và lại cho rằng thực tế về các lò mổ là quá khó chịu và đáng lo ngại đối với một đứa trẻ.

Các loài động vật giết thịt loài khác vì sinh tồn trong khi con người thì không. Trên thực tế, việc ăn thịt động vật là vô cùng bất lợi cho sức khỏe của chúng ta. Con người giết các loài động vật khác vì chúng ta muốn thưởng thức hương vị của chúng, nghĩa là chúng ta giết chúng vì niềm vui, mặc dù điều này đi ngược lại nhiều nguyên tắc đạo đức cốt lõi của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta phản đối việc bóc lột động vật khi nói đến những việc như chọi chó hoặc săn bắn vì chúng được coi là không cần thiết và chỉ được thực hiện vì niềm vui, nhưng lại không thấy rằng việc ăn thịt động vật cũng là điều không cần thiết và chỉ được thực hiện vì niềm vui. Điều quan trọng là cố gắng khiến mọi người tạo mối liên hệ này để bạn cũng có thể hỏi người không ăn chay "bạn có bắt buộc phải ăn thịt động vật không?" và sau đó nói "nếu bạn không cần phải ăn thịt thì tại sao bạn lại làm như vậy?". Nếu họ nói rằng đó là vì họ thích mùi vị, thì hãy hỏi “có phải vị giác của bạn quan trọng hơn mạng sống không?” Như bạn có thể thấy, vòng bào chữa có xu hướng quay vòng như vậy!

Thật là mỉa mai đến khó tin khi chúng ta cho rằng mình vượt trội hơn hẳn động vật (xem lí do về trí thông minh), nhưng khi lập luận về sự vượt trội không còn đóng vai trò là cái cớ hiệu quả để sát hại chúng nữa, chúng ta đột nhiên coi mình như một con thú hoang đang hành động theo bản năng nguyên thủy của mình.

Vậy chúng ta là gì, vượt trội hơn động vật, hay chỉ là động vật? Chúng ta không thể là cả hai.

5. Chúng ta cần ăn thịt động vật để đủ dinh dưỡng

Việc nghe nói rằng con người cần ăn các sản phẩm từ động vật để khỏe mạnh là một lý do rất khó chịu đối với những người ăn chay trường, xét cho cùng, chúng ta [những người ăn chay] là bằng chứng sống cho thấy điều này đơn giản là không đúng. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thực sự tin rằng các sản phẩm từ động vật chứa các thành phần dinh dưỡng mà chúng ta không thể tìm thấy ở nơi nào khác và cần thiết cho sức khỏe và tuổi thọ của mình. Sau cùng, phải có lý do thực sự khiến chúng ta làm tất cả những điều khủng khiếp này với động vật, đúng vậy không?

Các yếu tố dinh dưỡng chính xuất hiện trong cuộc trò chuyện với những người không ăn chay là đạm (protein), sắt, canxi và, B12. Tôi thực sự khuyên bạn nên xem và ghi nhớ các điểm chính những video của Bite Size Vegan và Bác sĩ Michael Greger về chất đạm, sắt, canxi, và B12 có trên nutritionfacts.org (Cuốn sách Ăn gì không chết đã được dịch ra tiếng Việt)

Bạn có thể dễ dàng dập tắt một cuộc tranh luận về dinh dưỡng đối với những người không ăn chay bằng cách giải thích với họ rằng Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, cơ quan lớn nhất về dinh dưỡng và các chuyên gia về chế độ ăn ở cả hai quốc gia, đều tuyên bố rằng chế độ ăn dựa trên thực vật hay thuần chay là chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho tất cả các giai đoạn của cuộc đời, bao gồm cả thời kỳ mang thai. Có nghĩa là chúng ta có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà không cần ăn động vật hoặc chất bài tiết của chúng. Protein, sắt, canxi và mọi chất dinh dưỡng khác mà chúng ta cho là chỉ có ở các sản phẩm động vật có thể thu được dễ dàng mà không cần phải bóc lột động vật.

Những động vật trên cạn lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới như voi, tê giác, hà mã, chúng có điểm gì chung? Chúng đều là loài ăn thực vật. Nhưng có ai nghĩ rằng một con voi thiếu đạm, hay một con tê giác có xương yếu? Còn khỉ đột thì sao? Con người chia sẻ khoảng 98% DNA của chúng ta với khỉ đột và chúng là loài ăn cỏ. Nhưng chúng ta thấy bao nhiêu con khỉ đột thiếu đạm? Tại sao những loài động vật có DNA gần giống như chúng ta nhưng cũng khỏe hơn chúng ta rất nhiều, có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực vật, nếu con người chúng ta không thể?

Trên thực tế, việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật có liên quan đến các bệnh tật phổ biến hàng đầu của con người. Bệnh tim, tiểu đường loại 2, nhiều dạng ung thư, đột quỵ, tăng huyết áp, mất trí nhớ và loãng xương đều có mối liên hệ chặt chẽ với việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật và nhiều bệnh trong số đó có thể được điều trị và thậm chí đảo ngược bằng cách chuyển sang lối sống thuần thực vật. Đề xuất rằng những người không ăn chay nên xem “Nhổ tận gốc những nguyên nhân tử vong hàng đầu” (trên YouTube) và “Sức khỏe là gì” (trên Netflix).

Có rất nhiều vận động viên có chế độ ăn dựa trên thực vật trên khắp thế giới bao gồm: người đàn ông khỏe nhất nước Đức Patrick Baboumian, cầu thủ NFL như David Carter và vận động viên cử tạ như Kendrick Farris và võ sĩ quyền anh như David Haye. Bạn có thể tham khảo những vận động viên này trong cuộc trò chuyện của mình với những người không ăn chay.

Hỏi những người không ăn chay xem chúng ta có cần thiết phải ăn động vật và chất bài tiết của chúng hay không, điều mà họ không thể trả lời một cách hợp lý là “có” sau khi nhận được thông tin về dinh dưỡng ở trên. Sau đó nói với họ: “như thế chẳng phải làm những điều này với động vật là một hành động tàn ác không cần thiết hay sao?”